Sởi là bệnh truyền nhiễm có thể phát triển thành dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý các triệu chứng của bệnh để phòng ngừa cho bé.
Bệnh sởi là gì?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra, thường gây sốt, phát ban và có khả năng truyền nhiễm. Bệnh rất dễ lây lan qua không khí khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi… Biểu hiện của bệnh sởi khá đa dạng, mức độ tùy từng trường hợp.
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp. Trung bình 1 người mắc sởi có khả năng lây cho 12-18 người khoẻ mạnh, hoặc người chưa tiêm vắc xin. Sau đại dịch COVID-19, nhiều tổ chức y tế khuyến cáo bệnh sởi có nguy cơ bùng phát trở lại, đặc biệt là nhóm yếu thế như trẻ em và trẻ nhỏ.
Triệu chứng của bệnh
1. Giai đoạn đầu
Sau khi đi vào cơ thể qua đường hô hấp, virus sởi thường ủ bệnh trong vòng 10 đến 12 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, các triệu chứng sởi không xuất hiện. Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân bước vào giai đoạn tiền triệu kéo dài 5-15 ngày. Trong giai đoạn tiền triệu, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của sởi như sốt nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi, viêm kết mạc mắt. Đây là những triệu chứng này thường xảy ra trước khi nội ban xuất hiện.
Nội ban (hay hạt Koplik) ở bệnh nhân sởi là các hạt trắng nhỏ, li ti mọc ở niêm mạc má phía trong miệng và ngang răng hàm. Xung quanh hạt Koplik thường có xung huyết. Các hạt Koplik xuất hiện và biến mất cũng rất nhanh, thường trong vòng từ 12-24 giờ. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh sởi, kết mạc mắt của người bệnh có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng. Một số trường hợp có triệu chứng ho khan, ho không có đờm. Đôi khi, trong giai đoạn tiền triệu của sởi, người bệnh có những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật, thậm chí viêm phổi.
2. Giai đoạn phát ban
Phát ban là triệu chứng sởi điển hình. Ban sởi dạng dát sẩn, ban gồ trên bề mặt da, không đau, không hoặc ít ngứa và không mưng mủ. Ban sởi sẽ mọc tuần tự trên da theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ, sau đó đến ngực, lưng, cánh tay và cuối cùng là bụng, mông, đùi và chân. Khi ban sởi mọc đến chân, bệnh nhân hết sốt và ban bắt đầu lặn dần. Khi ban sởi lặn có thể để lại những vết thâm trên da, gọi là dấu hiệu “vằn da hổ”.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra những biến chứng như: mù lòa, viêm não, tiêu chảy nặng và mất nước liên quan, nhiễm trùng tai và các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng gồm viêm phổi…
Điều trị sởi thế nào?
Bệnh sởi hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp điều trị sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng kết hợp cùng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh. Khi phát hiện người mắc bệnh sởi, cần sớm cách ly để tránh trở thành nguồn lây cho gia đình và những người xung quanh, đồng thời điều trị sớm để tránh những biến chứng.
Khi bệnh nhân sốt cao dùng thuốc hạ sốt paracetamol, kết hợp bù nước, điện giải qua đường uống. Song song đó, người thân áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát. Vệ sinh da, nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol. Kháng sinh chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, thường được dùng trong trường hợp bội nhiễm, dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.
Khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe trong quá trình điều trị, người thân cần báo ngay cho bác sĩ để được cấp cứu kịp thời. Các biện pháp hồi sức khác tùy theo triệu chứng người bệnh như hồi sức hô hấp khi suy hô hấp (thở oxy), hồi sức tim mạch,…
Phòng ngừa bệnh sởi
Chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, hiện có 3 loại vắc xin phòng sởi trong chương trình Tiêm chủng Mở rộng và dịch vụ bao gồm: Mũi sởi đơn, mũi vắc xin phối hợp sởi-rubella và sởi-quai bị-rubella. Trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên cần tiêm đúng lịch, đủ mũi vắc xin sởi.
Cách ly với người bệnh: Bệnh sởi có khả năng lây lan cao trong khoảng 4 ngày trước cho đến 4 ngày sau khi phát ban. Do đó, người khỏe mạnh cần cách ly tuyệt đối với người bệnh để tránh mắc sởi, đặc biệt là những người chưa tiêm vaccine.
Phòng khám nhi Kiddo là cơ sở chuyên khoa uy tín, cung cấp đa dạng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ. Trong đó, khám bệnh nhi là một trong những dịch vụ được phòng khám rất chú trọng. Đội ngũ bác sĩ Nhi Đồng 2 với trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tại phòng khám luôn mang đến sự yên tâm cho quý phụ huynh.
Để đặt lịch khám cho trẻ, phụ huynh hãy liên hệ ngay với phòng khám theo số điện thoại hotline 08.8950.7070 hoặc nhắn tin Fanpage để có thể đến thăm khám ngay mà không cần xếp hàng chờ đợi!